Các bước thành lập công ty

Một quy trình thành lập công ty/doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình công ty/doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại/2019 (Luật doanh nghiệp 2015) (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên) đầy đủ bao gồm 4 bước:


1. Chuẩn bị những thông tin cần thiết cho việc thành lập công ty


- Tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh

Trước hết, cần phải nhận định, sự cạnh tranh giữa các công ty luôn được đẩy lên cao. Trước khi bắt đầu thủ tục pháp lý để mở công ty, mỗi chủ thể nên dành một chút thời gian đề tìm hiểu về môi trường đầu tư tại đây, phát triển ngành kinh doanh nào sẽ chiếm được lợi thế? Với ý tưởng kinh doanh đã sẵn có thì phải tìm hiểu mức độ cạnh tranh có cao không và phải đề ra những chiến lược gì?...

- Lựa chọn mô hình để khởi nghiệp

Tùy thuộc vào số lượng thành viên sáng lập, mục đích kinh doanh hay một số yếu tố khách quan khác mà khách hàng phải lựa chọn mô hình công ty dự kiến thành lập.

Để lựa chọn được mô hình công ty khởi nghiệp, khách hàng phải tìm rõ đặc điểm pháp lý, ưu và nhược điểm của từng loại công ty để có quyết định đúng đắn nhất. Các loại hình công ty ở Việt Nam gồm có: Công ty TNHH (gồm TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên); Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.

Nếu khách hàng còn phân vân chưa quyết định được việc lựa chọn mô hình nào hoặc chưa hiểu rõ hết về tùng loại hình công ty này, hãy liên lạc với chúng tôi để chuyên viên pháp lý tư vấn miễn phí.

- Tìm hiểu về ngành, nghề dự định sẽ kinh doanh

Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam hiện tại có những quy định mở, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Theo đó, mọi công ty khi thành lập có quyền đăng ký ngành, nghề mà công ty dự định sẽ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khách hàng phải tìm hiểu kỹ về những ngành, nghề đó bởi có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tức là để được kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện, công ty phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề và phải duy trì nó suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Tìm hiểu về các điều kiện khác để thành lập công ty

Để thành lập công ty, khách hàng còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như:

+ Đặt tên công ty phải đúng quy định của pháp luật

+ Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được đặt ở chung cư có chức năng để ở và phải có địa chỉ chi tiết đến số nhà (nếu ở nơi không có địa chỉ chi tiết đến số nhà phải cung cấp được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tên chủ hộ).

+ Phải nộp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với một số ngành nghề cần phải ký quỹ với ngân hàng.

+ Xác định được người đại diện theo pháp luật của công ty và các chức danh khác trong công ty

Một số điều kiện cụ thể khác (tùy vào từng trường hợp).


2. Chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty


Đây là bước rất quan trọng bởi nếu hồ sơ không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo luật định và nội dung hồ sơ không đầy đủ sẽ bị phòng đăng ký kinh doanh trả về. Khách hàng sẽ phải soạn thảo lại từ đầu.

Theo đó, khách hàng sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:

Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật và những thành viên sáng lập khác (bản sao có chứng thực).

Điều lệ của công ty ( 01 bản chính) – phải có chữ ký chân trang của chủ sở hữu công ty, thành viên sáng lập hoặc của các cổ đông của công ty (tùy vào từng mô hình công ty)

Giấy đề nghị thành lập công ty

Đối với việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh phải nộp thêm danh sách thành viên sáng lập, thành viên hợp danh, cổ đông sáng lập

Trường hợp ủy quyền cho người khác nộp sơ phải có thêm Giấy ủy quyền hợp pháp.


3. Tiến hành khắc dấu cho công ty


Trước đây, quy định khắc dấu đối với doanh nghiệp khá khắt khe vì phải khắc dấu tại cơ quan Công an. Tuy nhiên, từ khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, quy định này đã thoáng hơn cho các công ty. Mọi công ty khi thành lập đều có thể tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường và pháp luật ghi nhận đây tương tự như một giao dịch dân sự bình thường.

Như vậy, sau khi có kết quả nộp hồ sơ, khách hàng sẽ liên hệ với doanh nghiệp chuyên về khắc dấu để làm dấu cho công ty của mình chỉ cần con dấu đó có đầy đủ thông tin theo đúng quy định của pháp luật.


4. Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty


Các bước thành lập công ty

- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Khi đến Sở kế hoạch và Đầu tư để lấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khách hàng phải làm thủ tục Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (nếu khi đi nộp hồ sơ thành lập khách hàng chưa làm thủ tục này).

- Nộp thông báo mẫu dấu

Sau khi đã có con dấu, khách hàng phải nộp thông báo mẫu dấu lên Cơ quan đăng ký kinh doanh để công bố lên Công thông tin đăng ký Quốc Gia. Tờ thông báo mẫu dấu sẽ được làm theo mẫu đúng với quy định của pháp luật.

- Tiến hành các thủ tục khai thuế

Khi đã tiến hành xong mọi thủ tục, khách hàng phải tiến hành khai thuế với cơ quan thuế và nộp thuế môn bài.

Trước đây, khách hàng sẽ phải nộp mọi tờ khai bằng bản cứng lên cơ quan thuế, việc này rất mất thời gian. Bây giờ, công việc này trở lên đơn giản hơn rất nhiều khi cơ quan thuế sẽ nhận theo hình thức điện tử. Để làm được điều này, khách hàng bắt buộc phải sử dụng “chữ ký số”.

- Đặt in hóa đơn

Các công ty mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.

- Đáp ứng các điều kiện để được kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Nếu công ty của khách hàng kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện thì đây là bước quan trọng để công ty được phép hoạt động. Nhìn chung, thủ tục thành lập công ty sẽ trở lên đơn giản hơn rất nhiều nếu khách hàng được tư vấn và hỗ trợ. Hãy liên hệ với Nikomix ngay hôm nay để nhận được những tư vấn hợp lý nhất!


HOTLINE: 0243.2003.416