4 cách gia tăng năng suất làm việc của nhân viên
Là một người lãnh đạo, bạn cần biết cách để thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực mỗi ngày. Chỉ khi nhân viên thật sự được truyền cảm hứng làm việc, năng suất làm việc chung của công ty mới tăng lên. Vậy làm sao để nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên? Hãy cùng Nikomix tìm hiểu bạn nhé!
1. Tổ chức các buổi training bài bản cho nhân viên
Để nhân viên nhanh chóng nắm bắt công việc và có thể làm việc với hiệu suất cao các nhà quản lý cần chủ động tổ chức các buổi training. Tùy theo vị trí công việc và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn các hình thức đào tạo khác nhau. Sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu trong hệ thống để nhân viên có thể dễ dàng thấu hiểu và làm tốt công việc.
2. Có chiến lược giao việc đặc biệt
Bạn nên quan sát, tìm hiểu thế mạnh của nhân viên để giao việc phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Song song với việc traning, nhà lãnh đạo cũng cần lên chiến lược giao việc đặc biệt dành cho các nhân viên nhằm mang lại hiệu suất làm việc cao nhất. Cụ thể:
- Phân việc đúng năng lực: Bạn nên quan sát, tìm hiểu thế mạnh của nhân viên để giao việc phù hợp. Giúp phát huy tối đa năng lực và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Cho nhân viên thử sức với nhiều công việc: Đây không chỉ là một phương pháp giúp nhà quản lý dễ dàng phát hiện thế mạnh và năng lực của nhân viên mới mà còn giúp họ cảm thấy được trọng dụng và sẽ phấn đấu hơn trong công việc.
- Giao việc theo lũy tiến: Để nhân viên mới làm việc với năng suất cao nhà lãnh đạo nên áp dụng cách giao việc theo hình thức lũy tiến. Tức là công việc của những ngày đầu sẽ ít, ngày kế tiếp tăng dần. Nhưng cần chú ý là phải theo dõi đảm bảo công việc đó vừa sức với nhân viên, không khiến họ có cảm giác “quá tải”.
3. Chủ động, khuyến khích nhân viên
Ngoài việc tạo kênh chia sẻ để nắm bắt tình hình và hỗ trợ công việc, nhà quản lý cũng không nên “tiết kiệm” những lời động viên, khuyến khích khi các “tân binh” hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đây chính là “liều thuốc tinh thần” hiệu quả giúp những người mới có thêm động lực phấn đấu nhiều hơn trong công việc, nâng cao năng suất làm việc và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những lời động viên nhà quản lý cũng có thể linh hoạt đưa ra các tiêu chí khen thưởng. Giúp nhân viên mới, các nhân viên “kì cựu” nỗ lực làm việc và cống hiến cho sự phát triển của công ty.
4. Tạo cầu nối giữa các nhân viên trong công ty
Cùng với chiến lược giao việc phù hợp, nhà quản lý cũng nên chủ động tạo các kênh kết nối với các nhân viên với nhau. Việc làm đơn giản này không chỉ giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt tình hình công việc. Hỗ trợ nhân viên kịp thời khi gặp khó khăn mà còn được xem là “bước đệm” để xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp đẹp sau này, giúp cấp dưới thêm yêu mến bạn.